I. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 thế giới:
Có 203.399.738 ca mắc, 4.306.583 ca tử vong, trên 219 quốc gia, lãnh thổ.
Số bệnh nhân bình phục: 182.700.900 người và 98.893 ca nguy kịch.
- Trong ngày số ca mắc của thế giới tăng 460.640 ca, tử vong tăng 7.495 ca. Châu Âu tăng 92.201 ca; Bắc Mỹ tăng 53.018 ca; Nam Mỹ tăng 25.238 ca; châu Á tăng 256.263 ca; châu Phi tăng 31.167 ca; châu Đại Dương tăng 953 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 78.732 ca, trong đó: Indonesia tăng 26.415 ca, Malaysia tăng 18.688 ca, Thái Lan tăng 19.983 ca, Philippines tăng 9.671 ca, Myanmar tăng 3.027 ca, Campuchia tăng 556 ca, Lào tăng 260 ca, Singapore tăng 78 ca, Đông Timor tăng 54 ca.
1. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang lo ngại số lượng biến thể đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể vượt quá 24 chữ trong bảng chữ cái Hy Lạp.
2. Ngày 8/8, Bộ Y tế Philippines báo cáo thêm 287 ca tử vong vì dịch COVID-19, mức cao nhất kể từ ngày 9/4 vừa qua, đưa tổng số ca tử vong ở nước này lên 29.122 ca. Cũng trong 24 giờ qua, số ca mới tại Philippines tăng 9.671 ca lên tổng cộng 1,66 triệu ca.
3. Giới chuyên gia y tế Trung Quốc cho rằng chính quyền cần thay đổi cách tiếp cận “không COVID-19” trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới bắt đầu mở cửa trở lại.
4. Ngày 8/8, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã công bố nhiều biện pháp nới lỏng đối với những người đã hoàn thành tiêm vaccine ngừa COVID-19, có hiệu lực từ ngày 10/8.
5. Chính phủ Brunei đã áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 sau khi ghi nhận các ca mắc trong cộng đồng trong hơn 1 năm.
II. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 Việt Nam:
Tính từ 18h30 ngày 8/8 đến 6h ngày 9/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.155 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 5.140 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (2.349), Bình Dương (1.725), Long An (287), Đồng Nai (183), Bà Rịa - Vũng Tàu (177), Tây Ninh (157), Vĩnh Long (57), An Giang (37), Phú Yên (31); Cần Thơ (27), Kiên Giang (19), Đồng Tháp (18), Thừa Thiên Huế (17), Hậu Giang (15), Gia Lai (14), Đắk Nông (14), Hải Dương (5), Hà Nội (4), Lào Cai (1), Sơn La (1), Bạc Liêu (1), Cà Mau (1) trong đó có 786 ca trong cộng đồng.
- Tính đến sáng ngày 9/8, Việt Nam có 215.560 ca nhiễm trong đó có 2.360 ca nhập cảnh và 213.200 ca nhiễm trong nước.
- Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 211.630 ca, trong đó có 68.723 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
- Có 2/62 tỉnh, thành phố trong 14 ngày qua không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn.
- Có 12 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.
1. Bộ Y tế đề nghị UBND TP.HCM có ý kiến về việc cam kết miễn trừ trách nhiệm của nhà sản xuất vaccine COVID-19 Vero CellTP.HCM vừa thành lập thêm hai bệnh viện điều trị COVID-19 tại TP Thủ Đức và quận 5.
2. Từ khi phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng vào ngày 27-5, đến nay, tất cả các địa phương trong tỉnh Long An đã ghi nhận hơn 10.000 ca, đứng đầu khu vực ĐBSCL.
3. Tại Đồng Nai, Rô bốt vừa được Trường Đại học Lạc Hồng phối hợp với Tỉnh đoàn Đồng Nai phát triển để đưa vào sử dụng vận chuyển nhu yếu phẩm, thực phẩm, thuốc men tại các bệnh viện dã chiến, khu cách ly, phong tỏa nhằm tránh lây lan dịch COVID-19.
4. Đánh giá Kiên Giang là tỉnh có nguy cơ rất cao, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu địa phương cần tăng cường tầm soát trong cộng đồng, xử lý nghiêm người không khai báo y tế.
5. UBND TP Hà Nội yêu cầu người đi đường xuất trình thêm lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị ngoài căn cước công dân và giấy đi đường theo mẫu.
III. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 tại Hải Phòng:
Tính từ 18h ngày 8/8/2021 đến 6h ngày 9/8/2021
- Số ca nhiễm mới: 0 ca
- Tích lũy số trường hợp ghi nhận tại Hải Phòng: 35 ca.
+ Số khỏi bệnh, xuất viện: 27 ca.
+ Số ca bệnh đang cách ly, điều trị: 8 ca.
1. Do kiểm soát tốt tình hình phòng, chống dịch COVID-19 nên Bộ Y tế không đưa thành phố Hải Phòng vào diện được ưu tiên trong việc điều tiết vắc xin. Tuy nhiên, trước đại dịch đang diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, với quyết tâm cao ngăn chặn không để dịch lây lan, thành phố đã nỗ lực tìm mọi cách tiếp cận các nguồn vắc xin được Bộ Y tế cấp phép, trong đó ngành Y tế Hải Phòng phấn đấu đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng bằng bao phủ vắc xin để bảo vệ sức khỏe cho người dân. Hiện, chương trình tiêm vắc-xin phòng dịch COVID-19 đang được người dân thành phố đặc biệt quan tâm. Trả lời về vấn đề này với Báo An ninh Hải Phòng, TS. Trần Anh Cường – Giám đốc Sở Y tế cho biết: Để đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng bằng bao phủ vắc xin (tức là 70% dân số được tiêm vắc xin) thì thành phố đã nỗ lực huy động và sử dụng các nguồn vắc xin đã được cấp phép, trong đó có vắc xin phòng COVID-19 Vero Cell của công ty Sinopharm.
Việc phê chuẩn vắc xin phòng COVID-19 Vero Cell của Sinopharm được WHO đưa ra sau khi nhận được đánh giá tích cực về chất lượng, độ an toàn, hiệu quả của nhiều cố vấn, chuyên gia độc lập và đội ngũ chuyên môn của WHO. Những thử nghiệm giai đoạn 3 quy mô lớn ở nhiều quốc gia, với vắc xin sử công nghệ vi rút bất hoạt truyền thống cho thấy hiệu quả không kém so với các vắc xin sử dụng công nghệ tiên tiến hơn.
Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, Ngành Y tế đã thành lập Ban chỉ đạo và triển khai tập huấn cho 100% cán bộ y tế làm công tác tiêm chủng. Công tác an toàn tiêm chủng luôn được đặt lên hàng đầu, như tại điểm tiêm, bố trí đội cấp cứu lưu động và đặc biệt các bệnh viện tuyến thành phố phải tham gia công tác trực cấp cứu, trong đó phân công lãnh đạo thường trực, cán bộ có trình độ chuyên môn cao, niêm yết đường dây nóng để đảm bảo trao đổi chuyên môn cho công tác thường trực cấp cứu. Tại các điểm tiêm niêm yết số điện thoại đường dây nóng để người tiêm có thể liên hệ để hỗ trợ xử trí các trường hợp bất thường sau tiêm.
Sở Y tế cũng đã tiến hành tổ chức tập huấn “An toàn tiêm chủng” cho 66 đơn vị y tế do các chuyên gia của Bệnh viện Việt Tiệp và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố thực hiện. Ngành Y tế xác định công tác tiêm chủng phải tuyệt đối tuân thủ quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế, các điểm tiêm chủng đều phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về lưu giữ và bảo quản vắc xin, bố trí các khu vực chức năng (chỗ đón tiếp, nơi ngồi chờ, phòng khám sàng lọc, phòng tiêm, phòng theo dõi sau tiêm, phòng xử lý phản ứng sau tiêm) theo quy tắc “một chiều”, được trang bị hộp cấp cứu phản vệ và tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch.
2. Liên quan đến thành phố Hồ Chí Minh:
Ngày 1/6, Sở Y tế đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị rà soát, quản lý, xét nghiệm cho các đối tượng đi từ TP Hồ Chí Minh về (từ ngày 16/5 đến nay), lấy mẫu xét nghiệm cho các trường hợp đi từ địa phương này về Hải Phòng từ ngày 25/5 trở lại đây. Thực hiện cách ly tập trung đối với những người về HP từ tp HCM kể từ 12h00 ngày 07/7/2021. Tính đến ngày 08/8, các địa phương đã rà soát, quản lý được: 3.257 người (tăng 2 người so với ngày 07/8), đã lấy 3.378 mẫu xét nghiệm.
3. Liên quan đến thành phố Hà Nội:
Ngày 19/7, Thành phố đã chỉ đạo các địa phương thông báo cho nhân dân biết những ai đã qua thành phố Hà Nội trong vòng 01 tuần qua từ ngày 12/7/2020 đến nay khẩn trương đi làm xét nghiệm Test nhanh hoặc RT-PCR tại các cơ sở xét nghiệm trên địa bàn thành phố. Từ ngày 21/7, Thành phố chỉ đạo thực hiện cách ly tại nhà trong vòng 07 ngày những trường hợp từ Hà Nội về Hải Phòng. Từ ngày 25/7, cách ly tập trung người từ Hà Nội về.
Số liệu ngày 8/8: tổng số đã rà soát được 2020 người từ Hà Nội về (tăng 14 người so với ngày 7/8), xét nghiệm 749 người (tăng 7 mẫu so với ngày 07/8).
4. Đến 6h ngày 9/8, số cơ sở cách ly y tế trên toàn thành phố đang thực hiện:
+ Tại các cơ sở cách ly tập trung: 825 người.
+ Tại các khách sạn: 123 người
+ Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 1796 người.
6. Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc, trong ngày 08/8/2021, có 6 đơn vị y tế gồm: Trung tâm kiểm soát bệnh tật; Bệnh viện ĐK Quốc tế Hải Phòng; Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp; Trường Đại học Y Dược Hải Phòng; Bệnh viện ĐKQT Vinmec Hải Phòng; Bệnh viện Kiến An: lấy, tiếp nhận mới 10543 mẫu sàng lọc; kết quả âm tính 9312 mẫu, chờ kết quả 1640 mẫu.
7. Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm diện rộng trong ngày 8/8/2021, các đơn vị y tế đã làm xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm test nhanh (tại cơ sở y tế): 697 mẫu. Nhân viên, người lao động tại các cơ sở y tế: 3 mẫu. Bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế: 191 mẫu. Người từ thành phố Hồ Chí Minh về Hải Phòng (từ ngày 25/5 trở lại đây): 15 mẫu. Người từ Hà Nội về HP (từ ngày 12/7 trở lại đây): 07 mẫu. Người đi học tập, làm việc, khám chữa bệnh… trong nước: 759 mẫu. Người xuất cảnh: 11 mẫu. Người lái xe, phụ xe 3730 mẫu, tích lũy: 41880 mẫu.
Số lượng xét nghiệm test nhanh (tại các chốt kiểm soát dịch bệnh cửa ngõ ra vào thành phố): trong ngày báo cáo 1.487 mẫu; tích lũy: 108.545 mẫu.
Khoa Truyền thông GDSK – CDC Hải Phòng (tổng hợp)